Phương pháp giáo dục Glenn Doman 

Là một phương pháp phổ biến trên thế giới và phát huy tác dụng trong kích thích trí thông minh của trẻ bằng Flashcard (thẻ) hay Dot card. Phương pháp này không dạy cho trẻ biết đọc, viết hay biết phân biết đồ vật mà chỉ nhằm kích thích trí thông minh trong bộ não của trẻ. 

Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) là nhà vật lí trị liệu người sáng lập ra Viện thành tựu tiềm năng con người mà chính từ đây các cha mẹ trên thế giới đã tìm ra phương pháp nuôi dạy con tron nửa thế kỉ qua. Cả cuộc đời ông gắn liền với trẻ em, căn bệnh tổn thương não của trẻ và thành tựu to lớn về sự phát triển sớm của trẻ. Năm 1966 ông được chính phủ Braxin vinh danh vì sự cống hiến cho trẻ em trên toàn thế giới. Trong 50 năm qua ông gây sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới hàng triệu gia đình với cuốn sách : “Làm gì với đứa con bị tổn thương não của bạn” và hàng loạt các học liệu cùng phương pháp giúp khơi dậy thông minh trong bộ lão của trẻ với tên gọi : Phương pháp dạy trẻ sớm Glenn Doman đã và đang được phổ biến trên 180 nước trên toàn thế giới.

Để hiểu rõ mục đích của phương pháp dạy trẻ sớm Glenn Doman thì chúng ta hiểu qua về cấu thành bộ não con người. Như chúng ta đã biết, bộ lão người chia làm 2 phần : não trái và não phải. Con người có những giai đoạn phát triển của bộ nào. Đó là thời điểm thai được 22 tuần và thời điểm khoảng 5- 6 tháng tuối. 0-6 tuổi được xem là giai đoạn vàng phát triển của trẻ. Giai đoạn này giúp hoàn chỉnh hầu hết các chức năng của trẻ vì thế bỏ qua giai đoạn này trẻ vĩnh viễn không bao giờ có khả năng làm lại. Mặt khác, đến năm 6 tuổi trở đi, não phải ngừng phát triển mà nhường lại chỗ cho não trái.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải, hơn 70% nhà khoa học trên thế giới đều có ưu thế nằm ở não phải. Do đó có thể thấy, muốn phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải, khiến chúng cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Điển thiên tài như Anhxtanh, Leona Dvince đều sử dụng hầu hết bên não phải và chỉ sử dụng 10% não trái. Điều đặc biệt hơn, não phải có khả năng ghi được hình ảnh rất nhanh, chính xác, tự tin mà không cần ý thức, không cần phân tích.

Với phương pháp này, kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích, xử lí tư duy logic cực kì thông minh của não phải của trẻ bằng các học liệu trực quan giúp trẻ em tu duy 1 cách thông minh, logic ngay từ ban đầu. Xây dựng phương pháp học tập cho trẻ một cách tự nhiên không ép buộc. Theo PGS, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thảo thì Giáo dục sớm đang được hiểu theo ý nghĩa sai lệnh. Việc dạy dỗ đứa trẻ có thể tiến hành ngay khi trẻ sinh với phương pháp phù hợp với tâm lý của trẻ bởi trẻ say xưa khi thích thú một vấn đề gì đó. Còn học sớm là một nhiệm vụ bắt buộc trẻ phải làm và tập trung. Và phương pháp dạy trẻ sớm tạo ra sự khác biệt dựa trên tâm lý của trẻ giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn một cách chủ động. Phương pháp này sử dụng các hình ảnh học liệu Flash card và Dot card như một trò chơi cho trẻ.

Phương pháp Glenn Doman được ứng dụng ngay trong từng lớp học của iSchool

Phương pháp giáo dục Montessori 

Phương pháp Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục tiên tiến, khoa học và hoàn thiện nhất trên thế giới hiện nay, phương pháp này lấy tên tiến sĩ Montessori – nhà giáo dục, nữ bác sĩ người Italia, người đã dùng cả đời tâm huyết sáng tạo ra nó.

Qua quan sát và nghiên cứu hoạt động của trẻ, tiến sĩ Montessori đã phát hiện ra rằng, trí lực của con người không phải được định hình từ lúc mới sinh, ngược lại nó không ngừng được nâng cao và hoàn thiện trong điều kiện được phát huy tối đa cảm quan. Hơn nữa, trẻ em từ 0 – 6 tuổi đã có thể biết “tiếp thu có chọn lọc”, giai đoạn này nên để quá trình học tập của trẻ em diễn ra một cách tự nhiên, người lớn tránh áp đặt trẻ.

Các nhà giáo dục người Đức đã nói về nhà giáo dục Montessori như sau: “Trong lịch sử nền giáo dục, những nhà giáo dục được mọi người biết đến như Montessori là không nhiều. Chỉ có duy nhất phương pháp giáo dục Montessori có thể vượt qua sự khác biệt về lãnh thổ, thế giới quan, tôn giáo để nhanh chóng được phổ biến trên thế giới.” Sở dĩ phương pháp giáo dục Montessori có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống giáo dục trên thế giới là do bà dựa trên cơ sở đúc kết những tư tưởng giáo dục theo chủ nghĩa tự nhiên của Rousseau, Pestalozzi, Froebel để hình thành quan điểm về trẻ em mang tính cách mạng của riêng mình. Bà cho rằng, từ khi sinh ra trẻ em đã có một “sức sống nội tại” rất tích cực và không ngừng phát triển. Nó mang trong mình sức mạnh vô biên. Nhiệm vụ của giáo dục là giúp trẻ em phát huy được “sức sống nội tại” đó để nó phát triển một cách tự nhiên và tự do theo một quy luật riêng. Bà cho rằng, không nên đối xử với trẻ em như thể chúng là một vật thể, mà nên đối xử với chúng như con người. Trẻ em không phải cái kho để người lớn và thầy cô giáo nhồi nhét mọi thứ vào. Trẻ em không phải là sáp hoặc bùn để có thể nhào nặn tùy ý, không phải tấm gỗ có thể khắc gì lên trên cũng được, không phải cái cây để cha mẹ và thầy cô giáo vun trồng, cũng không phải loài vật được nuôi dưỡng. Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển. Các nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ nên quan sát và nghiên cứu trẻ em thật kỹ lưỡng, tìm hiểu thế giới nội tâm của chúng, phát hiện “bí mật thời thơ ấu”, phải yêu thương trẻ em, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thần, thân thể và tính cách của trẻ phát triển tự nhiên.

Tiến sĩ Montessori có tầm nhìn xa và kiến thức uyên thâm, cho nên tư tưởng giáo dục của bà kinh qua cả thế kỷ vẫn đứng vững và có sức sống bền bỉ, ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà giáo dục, đồng thời theo thời gian, phương pháp này không ngừng được phát triển và hoàn thiện về mặt lý luận, giáo cụ cũng ngày càng phong phú và hiện quả.

Hồng Hạnh