Từ bao đời nay, ở xã hội nào cũng vậy, nhà giáo luôn là những người được kính trọng, được tôn vinh vào hạng bậc nhất. Nghề dạy học luôn được xem là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Những quan niệm ấy đã ăn sâu vào tiềm thức, văn hóa của từng dân tộc và được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ hoặc trở thành những câu nói bất hủ:

“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.” – Tục ngữ Việt Nam

“Không thầy đố mày làm nên” – Tục ngữ Việt Nam

“Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy” – Tục ngữ  Việt Nam

“Đếm sao hết lá trên rừng,

Kể sao cho xiết công ơn cô thầy” – Ca dao Việt Nam

“Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.”  – Tục ngữ Việt Nam

 “Trọng thầy mới được làm thầy”– Ngạn ngữ Trung Quốc

“Một gánh sách không bằng một người Thầy giỏi”- Ngạn ngữ Trung Quốc

“Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc” – Ngạn ngữ Ba Tư

“ Một ông thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đạp búa trên sắt nguội mà thôi.” – Horaceman

“Người cha chính là thầy dạy đầu tiên của đứa trẻ” – T. Thore

“ Nào có ai dạy giỏi hơn con kiến, thế mà nó chẳng cần nói một lời nào.” – Benjamin Franklin

“Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.”– Usinxk

“Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học .” – Comenxki

“Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình.”  Can Jung

“Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo .” – Pestalogi

“Nhiệm vụ quan trọng nhất của một nền văn minh là dạy con người biết tư duy.” – Edison

(Sưu tầm và tổng hợp)

Hoàng Anh  – Hệ thống iSCHOOL