Sức khỏe là nền tảng cơ bản cho một cuộc sống hạnh phúc và là chiếc chìa khoá cần có cho mọi cánh cửa thành công. Vì vậy, ngoài tập trung trau dồi các kỹ năng sống, kiến thức học tập của trẻ, bố mẹ cũng cần chú trọng đến  việc giáo dục thể chất. Cùng iSchool tìm hiểu các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non để có thể đảm bảo rèn luyện cho con một sức khỏe tốt nhất.

>> Có thể bố mẹ quan tâm:

1. Tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non

Ở thời điểm vàng từ 0 đến 6 tuổi, bố mẹ cần tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để con có một nền tảng phát triển thật vững chắc. Ngoài kiến thức và các kỹ năng sống, thể chất chính là yếu tố tiền đề cực kì quan trọng. Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non từ sớm để giúp con có một cơ thể khỏe mạnh và tâm lý vững vàng. Chú trọng đến giáo dục thể chất sẽ đem lại các lợi ích cho trẻ:

  • Giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh
  • Nâng cao sức đề kháng tự nhiên của trẻ
  • Phát triển toàn diện về nhận thức, tình cảm và các kỹ năng sống cho trẻ.
 Tầm quan trọng của giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua các môn thể thao như bóng đá

2. Các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Sức khỏe là chìa khóa thành công, tiền đề cho sự phát triển thể lực, trí tuệ. Vì vậy, bố mẹ cần có ý thức giáo dục thể chất cho trẻ ở những thời điểm thích hợp. Điều này giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của cơ thể khỏe mạnh, hình thành ý thức rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Để giáo dục thể chất hiệu quả, bố mẹ nên tham khảo các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non sau:

2.1. Giáo dục thể chất qua giờ thể dục cho trẻ

Qua các giờ học thể dục, cơ thể trẻ không chỉ khỏe mạnh, dẻo dai mà còn có thể thư giãn thoải mái sau những tiết học căng thẳng. Vì vậy, bố mẹ nên thiết kế thời gian biểu kết hợp hoạt động tập thể dục cho con. Mỗi ngày, phụ huynh hãy cùng bé thực hiện các bài tập đơn giản để trẻ  dần hình thành ý thức kỷ luật và thói quen tập thể dục mỗi ngày.

2.2. Tổ chức cho trẻ các trò chơi vận động

Ngoài giờ học thể dục, bố mẹ còn có thể giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các trò chơi vận động. Tùy từng độ tuổi, con sẽ được tham gia các trò chơi hấp dẫn khác nhau như: kéo co, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê… Những trò chơi này không chỉ tạo điều kiện để bé vận động, rèn luyện cơ thể nhiều hơn mà còn khiến trẻ thích thú và vui vẻ, tăng hiệu quả cho hoạt động giáo dục thể chất.

>> Tham khảo thêm:

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thông qua trò chơi vận động

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua trò chơi vận động

2.3. Tổ chức các chuyến đi dã ngoại, khám phá tự nhiên

Việc thay đổi môi trường mới luôn giúp trẻ hứng khởi hơn trong học tập. Cho nên, bố mẹ nên tạo môi trường giáo dục thể chất hiệu quả thông qua các chuyến đi dã ngoại, khám phá thiên nhiên. Nhờ các hoạt động này, trẻ vừa được vận động, vui chơi lại được học hỏi thêm nhiều điều bổ ích khi tiếp xúc thế giới rộng lớn xung quanh.

2.4. Nhảy múa qua bài hát

Một trong những phương pháp giáo dục thể chất ở trẻ mầm non được nhiều trường học áp dụng là cho trẻ tham gia  nhảy múa qua bài hát.  Trẻ rất thích nghe các giai điệu âm nhạc và bắt chước theo người lớn. Vì vậy, phương pháp này giúp  trẻ vừa được học bài hát yêu thích, lại vừa rèn luyện sức khỏe hiệu quả hơn.

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua nhảy múa

Giờ học múa tại iSchool giúp trẻ rèn luyện sự dẻo dai và thư giãn sau những giờ học căng thẳng

3. Các hoạt động thể chất cho trẻ mầm non bố mẹ có thể làm cùng con tại nhà

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non giúp con phát triển toàn diện, tiếp thêm năng lượng tích cực mỗi ngày. Để áp dụng một cách hiệu quả nhất, bố mẹ có thể tham khảo những hoạt động thể chất sau:

  • Tạo hoạt động xây tháp, xây nhà theo các hình khối khác nhau
  • Tìm kiếm những nguồn âm thanh bí ẩn, thu hút
  • Hoạt động tung bóng vào rổ
  • Hoạt động ném bọt biển
  • Hình thức mô phỏng lại động vật
  • Áp dụng hoạt động văn nghệ: nhảy múa, ca hát…
  • Ném lông vũ và bắt chúng trong không trung
  • Đánh bóng bay cùng đồng đội
  • Bắt chước theo các động tác người lớn

Với mỗi hoạt động này, trẻ sẽ đều được kết hợp vận động tối đa về tay chân, trí não. Tuy nhiên bố mẹ nên lựa chọn những hoạt động thể chất phù hợp độ tuổi, thể lực của trẻ để đảm bảo an toàn.

Bố mẹ cần lựa chọn phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ phù hợp với độ tuổi

Bố mẹ cần lựa chọn phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ phù hợp với độ tuổi

4. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non không quá khó như nhiều bố mẹ suy nghĩ. Nhưng để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể lực và hoạt động hiệu quả, bố mẹ cần quan tâm tới một số lưu ý sau:

4.1. Tạo cảm hứng cho trẻ bằng cách đa dạng về hình thức

Sai lầm đầu tiên mà nhiều bố mẹ mắc phải chính là chỉ tạo các bài tập luyện qua  một hoạt động nhất định. Điều này gây ra sự nhàm chán đối với trẻ mầm non. Vì vậy, để tạo cảm hứng hoạt động, bố mẹ cần lựa chọn các hình thức tập luyện khác nhau, tạo hứng khởi cho bé mỗi ngày. Bố mẹ nên lựa chọn thêm những vật dụng hỗ trợ để giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn.

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Tạo cảm hứng cho trẻ bằng cách đa dạng về các hình thức giáo dục thể chất

4.2. Tạo thói quen cho trẻ từ sớm

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho con. Tuy nhiên, trẻ nhỏ chưa ý thức được việc duy trì và làm theo khuôn khổ. Vì thế, việc tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày sẽ cần có sự hướng dẫn từ bố mẹ mỗi ngày. Bằng việc linh hoạt thay đổi phương pháp giúp trẻ thấy hứng thú hơn và kiên trì cùng bé thực hiện đúng thời gian, đúng cách, trẻ sẽ có thể dần hình thành thói quen từ nhỏ và tạo lập thêm nhiều tích cách tốt sau này.

4.3. Kết hợp chế độ ăn uống với giáo dục thể chất

Khi trẻ tập luyện thể chất, bố mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm phát huy hiệu quả tối đa. Sau giờ vận động, trẻ sẽ cảm thấy đói và cần cung cấp thực phẩm cho năng lượng đã tiêu hao. Lúc này, bố mẹ cần chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho trẻ. Ngoài ra, các bữa chính cũng cần phải đa dạng thực phẩm, giúp trẻ ăn ngon hơn, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non kết hợp dinh dưỡng đầy đủ

Cung cấp năng lượng sau giờ hoạt động thể chất cho trẻ

4.4. Sắp xếp thời gian hợp lý

Bố mẹ cần chú trọng tới thời gian giáo dục thể chất, bởi không phải bất kì thời gian nào trong ngày nào cũng tốt cho trẻ hoạt động. Bố mẹ cần dựa vào hiệu quả và thời gian biểu mỗi ngày của con để sắp xếp thời gian hợp lý nhất. Ví dụ: buổi sáng ngủ dậy sẽ là thời điểm phù hợp để con khởi động ngày mới đầy hứng khởi. Hoặc cuối giờ chiều sau giờ học căng thẳng giúp con giải tỏa và tái tạo năng lượng mới.

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Hy vọng rằng với những kiến thức bổ ích từ bài viết, bố mẹ sẽ lựa chọn những phương pháp tốt nhất cho trẻ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, bố mẹ có thể tìm hiệu thêm các chương trình học cũng như phương pháp giáo dục thể chất tại trường iSchool bằng cách liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của iSchool để biết thêm thông tin chi tiết qua 2 hình thức sau:

  • Số điện thoại: 0789.166.588
  • Email: info@ischool.edu.vn

>> Có thể bố mẹ quan tâm:

Tags: phương pháp Steiner, phương pháp Reggio Emilia, phương pháp Shichida, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non, phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ tiểu học